Cây cát cánh có tên khoa học là Platycodon grandiflorum thuộc họ hoa chuông (Campanulaceae). Cây còn có một số tên khác như bạch dược, cách thảo, tề ni, lư như, mộc tiện, …
Trong rễ của cây cát cánh chứa sanopin, các acid polygalacic, platycogenic BC, … có tác dụng kháng viêm rất tốt nên được dùng để trừ ho, ho có đờm, viêm họng, viêm amidan, chống cảm lạnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và các cách sử dụng cây cát cánh.
HÌNH DẠNG, NƠI PHÂN BỐ
Cây cát cánh là cây lâu niên, cây có thân thảo cao từ 60cm đến 90cm. Lá cát cánh có đặc điểm là gần như không có cuống. Lá cát cánh mọc vòng theo cụm 3 đến 4 lá hoặc mọc đối nhau qua thân cây. Hoa cát cánh dài có màu xanh lục, mọc thành bông thưa, hoa có hình chuông. Cây ra vào vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Quả cát hình có hình quả trứng ngược, ra quả vào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.
Thành phần giá trị nhất của cát cánh là rễ có hình thoi, hơi cong và dài từ 7cm đến 19cm, có màu trắng sữa. Phần trên của rễ hơi phình to, đàu trước cuống nhỏ dài. Rễ có đốt và có vết mầm không hoàn chỉnh. Mặt cắt của rễ có màu trắng hoặc vàng ngả sang trắng. Rễ cát cánh có thể được bẻ gẫy dễ dàng.
Trong tự nhiên cây cát cạnh được thấy ở các nước Đông Bắc Á như Nga (khu vực viễn đông), Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật. Tại Việt Nam cây cát cành từng được di thực và trồng thành công vào những năm 1960 nhưng chưa được nhân rộng trồng ở quy mô lớn.
THU HOẠCH VÀ BÀO CHẾ
Mùa xuân khi cây nẩy mầm rất thích hợp để hái mầm non luộc ăn, bồi bổ sức khỏe. Bộ phận quý giá nhất của cây là rễ được thu hoạch vào tháng 2 đến tháng 8 hàng năm. Ta đào cả củ rễ lên, rửa rồi đem phơi hoặc sấy tùy mục đích sử dụng. Bảo quản rễ ở nơi khô ráo.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CÁT CÁNH
Trong rễ cát cánh có chứa nhiều sanopin là thành phần quan trọng của nhân sâm hay củ đinh lăng. Qua thủy phân rễ cát cánh thu được các chất sau: các acid platycogenic A, platycogenic BC, platycogenic C, ploygalacic, prosapogenin, platycodozit C, xyloza, platycidin, các glucoza, và một số chất khác. Các nghiên cứu định lượng cho thấy hàm lượng saponin có trong rễ cát cánh là trên 6%.
Chất saponin trong cát cánh có tính phá huyết mạnh, có khả năng làm long đờm, tiêu đờm, trừ ho, làm giảm lượng cholesterol có trong máu. Ngoài ra cát cánh còn được dùng trong các bài thuốc giảm sốt, làm dịu thần kinh và để làm hạ đường huyết.
SỬ DỤNG CÂY CÁT CÁNH
Trong ẩm thực mầm cây cát cánh có thể nấu món rau luộc, rễ cây cát cánh (ở cả trạng thái tươi hoặc đã khô) được dùng để làm các món tươi hoặc món xào.
Rễ cát cánh có đặc điểm là dễ mốc mọt nên rễ khô sau khi sơ chế cần được bảo quán nơi khô ráo, thoáng mát.
Trong y học, cây cát cánh có nhiều giá trị nhờ khả năng phá huyết, kháng viêm. Cát cánh được dùng trong các bài thuốc trừ ho, long đờm, trừ viêm họng, trừ viêm phế quản, viêm amidan, hỗ trợ điều trị bệnh nhân cao huyết áp, có lượng mỡ máu cao, bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch.
CÁC BÀI THUỐC CÓ VỊ CÁT CÁNH
CHỐNG CHỈ ĐỊNH KHI SỬ DỤNG CÁT CÁNH
Những đối tượng sau không sử dụng cát cánh:
HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÍ KHÁCH HÀNG
Mời quí khách xem và lựa chọn sản phẩm tại đây!